Thứ Sáu, 4 tháng 1, 2013

Nghệ thuật sinh vật cảnh ở Bến Tre: Thú chơi tao nhã

Ngày nay, đối với người dân Bến Tre trên cả ba vùng sinh thái ngọt, lợ, mặn, vấn đề thẩm mỹ trong sinh vật cảnh đã thật sự trở thành một tiêu chí quan trọng để đánh giá thú chơi tao nhã, chất lượng, nâng cao cuộc sống của người dân xứ sở cù lao. Đặc biệt trong xu thế xã hội công nghiệp hoá, đô thị hoá không ngừng mở rộng, mảng xanh trong thiên nhiên không ngừng bị thu hẹp, nhu cầu phát triển cây cảnh để bổ sung cho cho sự thiếu vắng thiên nhiên trong không gian đô thị, gia đình đang được mọi người quan tâm.

Nghệ thuật sinh vật cảnh ở Bến Tre: Thú chơi tao nhã

Đối với người dân Bến Tre, việc tạo dựng khung cảnh cây xanh ngày càng được tiến hành có bài bản, không ngừng đi sâu vào yếu tố giá trị nghệ thuật. Ngày xưa, các bậc tiền nhân có công phát hiện trong thế giới hoa, cây cảnh có lắm điều kỳ thú làm say đắm, quyến rũ con người và tác động vào đời sống tâm linh, lôi kéo con người sống chân thiện với đồng loại, sống hài hoà với thiên nhiên.
Trước đây, thú chơi hoa kiểng chỉ dành cho các bậc trưởng giả, những người có vị thế trong xã hội. Lối chơi kiểng thời xưa rất khắc khe, với những niêm luật kiểu dáng, tính triết lý theo đạo Khổng, Mạnh. Con người không thể vượt qua các quy định tam tòng, tứ đức hoặc tam cương, ngũ thường. Các dáng thế phải nằm theo khuôn mẫu ngũ phúc, mẫu tử, lão mai.
Trong cuộc sống đương đại, thú thưởng ngoạn trên hoa kiểng đã trở thành phổ biến và đầy sáng tạo đối với mọi tầng lớp người dân Bến Tre. Ngoài tính kế thừa nền tảng vững chắc của các bậc tiền nhân về cảm thụ nghệ thuật tải đạo, hoa kiểng còn mang chức năng đưa con người về lại cội nguồn quê hương, gần gũi thiên nhiên, dưỡng dục con người đi đến giá trị đích thực của chân-thiện-mỹ. Khi hệ tư tưởng con người phát triển lên tầm nhìn mới về bộ môn nghệ thuật sinh vật cảnh, thú tiêu khiển cây cảnh trở nên đa dạng hơn về thể tài và cả tính mỹ thuật trong sáng tác. Người dân Bến Tre không chỉ tôn trọng nền tảng "gốc bồ ngọn chỉ", các dáng thế xiêu, hoành, huyền, trực, mà còn dựa theo đặc tính tự nhiên, tạo sự mềm mại, hoàn mỹ cho cây cảnh.
Hiện nay, chúng ta có thể đi đến bất cứ đâu, đến tận những huyện miền biển như Ba Tri, Bình Đại, Thạnh Phú hoặc những nơi nổi tiếng hoa kiểng lâu đời như Chợ Lách, thị xã, Châu Thành, một quy luật mới đã được hình thành: Từ sự cảm thụ hoa kiểng được nâng cao, nhu cầu thị trường vô hạn đã làm cho hoa kiểng trở thành một thứ hàng hoá cao cấp, có sự thống nhất giữa vật chất và tinh thần cho nên việc sản xuất hoa kiểng đã trở thành một nghề thực thụ, vừa thoả mãn nhu cầu cuộc sống xã hội, vừa mở ra một hướng đi mới phát triển kinh tế tỉnh nhà. Dù việc sản xuất và tạo dáng nghệ thuật trên hoa kiểng trở thành hàng hoá thị trường chưa lâu, nhưng tốc độ phát triển loại hàng hoá đặc biệt này lan rất nhanh và lớn mạnh không ngừng theo yếu tố thưởng ngoạn trong đời sống xã hội hiện tại.
Bên cạnh đó, chất lượng trong nghệ thuật tạo dáng, thế cho từng thể tài theo niêm luật kiểng cổ, bonsai luôn được nâng chất, đáp ứng theo thị hiếu thẩm mỹ hoàn thiện của mọi người. Xuất phát từ thực tế của xã hội tiêu dùng, nghề sản xuất cây cảnh của người dân Bến Tre không ngừng nâng cao về kích cỡ sản phẩm cho phù hợp với yêu cầu trưng bày ở những không gian rộng lớn hơn. Đặc biệt những sản phẩm mang tính vừa cổ, vừa đại thụ càng được mọi người quan tâm nhiều hơn vì có giá trị kinh tế lớn hơn. Từ thế mạnh vượt trội của nghề hoa kiểng, đã góp phần tăng thu nhập khá lớn cho nhiều hộ gia đình. Nhờ đó, nhiều câu lạc bộ làng nghề trở thành tâm điểm thu hút mọi người yêu thích hoa kiểng tham gia, hàng loạt câu lạc bộ sở thích ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu mong mỏi chuyển giao kỹ thuật và thị hiếu từ thông tin thị trường.
Hiện nay, thị hiếu người tiêu dùng trở nên nghiêm túc hơn, dáng thế vẻ đẹp của niêm luật cho cây cảnh có chiều sâu nghệ thuật cao hơn, vì tiêu chí tính nghệ thuật đã trở thành thước đo giá trị kinh tế trong sinh vật cảnh. Việc học tập kiến thức về tạo dáng thế cây cảnh đang dần trở thành phong trào tập hợp nhiều tầng lớp, thanh niên của nhiều địa phương, của những làng nghề cây cảnh.
Theo số liệu mới nhất, toàn tỉnh Bến Tre hiện có hơn 8.000 hộ trồng hoa kiểng với trên 12.000 hội viên sinh vật cảnh tham gia sinh hoạt trong 705 phân hội. Từ những hoạt động mang tính phong trào, đã trở thành nếp sinh hoạt thường xuyên của các hội viên sinh vật cảnh để nâng cao tay nghề trong sản xuất, ươm nuôi, chăm sóc, tạo dáng thế phù hợp thị hiếu người tiêu dùng.

Nghệ thuật sinh vật cảnh ở Bến Tre: Thú chơi tao nhã
Kiểng thú do các nghệ nhân Bến Tre làm có mặt ở khắp nơi - Ảnh: Báo Bến Tre


Cũng như những ngành nghề khác, chăm sóc hoa kiểng, kiến tạo vẻ đẹp cho vườn cây cảnh đã hình thành nên nghề nghiệp có thu nhập ổn định cho nhiều người lao động có tư duy sáng tạo, người đời gọi là sửa tranh trên chất liệu sống.
Bạn đang cần mua Thảm trải sàn phải không? Bạn vào Carpet.com.vn nhé ! Chất lượng tốt lắm.
Điển hình trong phong trào tư duy nghệ thuật này, ở Bến Tre có vườn lan Kim Tuấn ở thị xã Bến Tre tạo được tiếng thơm trong cả nước. Về tiềm năng kinh tế có anh Nguyễn Quang Trường chỉ một mùa tết đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng. Những gương mặt điểm hình về hoa kiểng ở Bến Tre đang ngày một nhiều hơn.
Cùng với nhịp sống công nghiệp hóa, đô thị hóa, việc tạo dựng cho mỗi gia đình người dân Bến Tre một không gian xanh từ những chất liệu cây hoang sơ của thiên nhiên là rất cần thiết. Giờ đây, thú thưởng ngoạn hoa cảnh đã trở nên phổ biến đối với mọi người dân khắp ba dải cù lao.Tùy theo mức độ thu nhập của mỗi gia đình mà hình thành nên tác phẩm hoa kiểng có giá trị khác nhau, nhưng tựu trung nhằm tạo được không gian tươi mát ở mỗi hộ gia đình, góp phần làm giảm bớt sự trống vắng của thiên nhiên. Sự cảm thụ của mỗi người dân về cây cảnh cũng khác, nhưng tất cả đều có chung mục đích là tìm lấy sự thư giãn sau những giờ lao động căng thẳng và con người được trở về với Mẹ thiên nhiên.
Có thể nói, Bến Tre là một trong những tỉnh dẫn đầu phong trào xây dựng đơn vị văn hóa và nâng chất ấp văn hóa. Hiện nay, trong các tiêu chí về văn hóa mảng xanh quan cảnh quanh nhà, công sở, khu thờ tự anh hùng liệt sĩ, thì hoa kiểng là một trong những tiêu điểm để nâng chất đơn vị văn hóa. Tiêu điểm này không chỉ có ở thành thị mà cả ở nông thôn vấn đề mảng cây xanh cũng được đặc biệt quan tâm.

Khi xã hội thật sự có nhu cầu, thì làng nghề sinh vật cảnh thật sự nở rộ với nhiều dáng vẻ khác nhau, góp phần chắp cánh cho môn nghệ thuật sinh vật cảnh lan rộng khắp ba vùng ngọt, lợ, mặn. Thông qua nhiều cuộc thi trưng bày các sản phẩm chuyên ngành cấp quốc gia và quốc tế, Hội Sinh vật cảnh tỉnh Bến Tre đã thu hút trên 13 ngàn lượt hội viên tham gia, nhiều nghệ nhân đạt thứ hạng cao. Sự cọ sát ấy, góp phần nâng chất cho những họa sĩ vẻ tranh trên chất liệu sống tiếp cận tích cực với thị trường khu vực. Ở góc độ kinh tế nghệ thuật, sáng tác hoa kiểng không chỉ đơn thuần để thưởng thức, chiêm ngưỡng nét thẩm mỹ mà còn tạo ra nguồn thu nhập lớn. Trong năm 2006, sản phẩm hoa kiểng Bến Tre đã mang về doanh thu hơn 10 tỉ đồng. Sự kết hợp tỉ lệ thuận giữa nâng cao giá trị nghệ thuật sinh vật cảnh với nguồn thu nhập kinh tế hộ gia đình đã mở ra một tiềm năng mới, tạo được việc làm ổn định cho nhiều tầng lớp, nhiều độ tuổi khắp ba dải cù lao Bến Tre. Sự cạnh tranh thiên về tính nghệ thuật trên từng thể tài sản phẩm hoa kiểng, đã thúc đẩy phong trào sinh vật cảnh Bến Tre ngày càng phát triển sâu rộng trong đời sống xã hội.
Và để cho tổ chức Hội sinh vật cảnh tỉnh Bến Tre phát triển bền vững theo hướng sinh vật cảnh là một cơ cấu kinh tế tri thức, mỗi sản phẩm sinh vật cảnh có hàm lượng tri thức cao, phù hợp với xu thế thời đại và kinh tế thời hội nhập, ông Nguyễn Xuân Kỷ, Chủ tịch Hội SVC Bến Tre đã đề ra những biện pháp cụ thể như phát triển hội viên cả lượng và chất, xây dựng những làng nghề thích nghi theo vùng, tìm đầu ra cho sản phẩm, đưa kinh tế sinh vật cảnh phát triển phù hợp theo đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước. Với những định hướng đúng đắn này, chắc chắn môn nghệ thuật sinh vật cảnh của Bến Tre sẽ có những bước tiến xa hơn nữa.

Theo CCV

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét