Thứ Năm, 27 tháng 12, 2012

Những cây lan kiếm cổ truyền

Gần đây trong giới chơi lan tại miền Bắc Việt nam, người ta bàn tán khá nhiều về những cây lan cổ truyền như: Tố Tâm, Đại Kiều, Bạch Ngọc, Tiểu Kiều v.v… gợi cho chúng ta một thú vui tao nhã, thanh cao của một thời xa xưa.

Tứ thời

Những cây lan kiếm cổ truyền

Đó là những cây Lan Kiếm Truyền Thống, Lan Kiếm Cổ truyền hay Địa lan Bắc Hà. Những cây lan kiếm này được các khoa học gia Âu Mỹ xác định thuộc giống Cymbidium sinense và Cymbidium ensifolium mọc trên vùng thượng du Bắc Việt. Có người cho rằng nên kể thêm đến cây Cymbidium kanran nữa, nhưng trong các sách vở, tài liệu của các nhà khoa học không thấy ai nói tới cây này có mọc tại Việt Nam cả.
Hai giống lan kể trên cả hoa lẫn lá đều nhỏ bé nhưng xinh đẹp, có hương thơm và có nhiều biệt dạng khác nhau với các tên gọi kể trên đã đi vào văn học sử.
Mình đang cần mua Thảm trải sàn hàn quốc may quá mình tìm được những sản phẩm rất đẹp tại Carpet.com.vn.
Tiếc rằng thời xưa chưa có máy ảnh, nghệ thuật hội họa của chúng ta còn quá thô sơ chỉ có vài bức Mai Lan Cúc Trúc vẽ theo lối thủy mạc của người Trung hoa.
Sách vở tài liệu của tiền nhân để lại, chỉ có nói về Ngũ Bách Lan Viên của vua Trần Anh Tông vào thế kỷ thứ 13, nhưng không kể đến tên một cây lan nào cả. Mãi cho đến năm 1935 nhà văn Nguyễn Tuân mới kể ra 2 chuyện có tên những cây lan, nhưng cũng chỉ có tên mà thôi không thấy tả rõ hoa lá ra sao, xin trích ra một vài đoạn như sau:
Vuờn Xuân Lan Tạ chủ (Tiểu thuyết thứ Bẩy 1935)*


Chủ nhân "Túy Lan Trang", một vị hưu quan, từ ngày được nộp lại triều đình chiếc ấn vàng, lui về chỗ huê viên, thường để hết thời giờ vào việc vun trồng, chăm chút một thứ lan rất quý, tìm tận ở Yên Tử sơn, hồi còn tại chức nơi tỉnh Đông ngoài Bắc. Hoa xưa kia, quen cái khí hậu nơi đỉnh núi cao; nhất đán hoa về nơi đồng bằng, hoa không khỏi một phen rầu rĩ với ngày nắng hạ, đêm sương thu chỗ xứ lạ mà lá úa giò gầy. Sớm, chiều hai buổi thăm hoa, chủ nhân lan viên chỉ lo hoa kia chẳng ở mãi với mình, mà cái công ngàn dặm chọn đất lành bọc cỏ quý quảy về quê hương sẽ lấy chi đền chuộc lại. Sau một hồi tàn tạ giữa lan viên, hoa lại bắt đầu cười với gió xuân về. Thoảng mùi lan đượm, ngắm lá lan xanh rờn trên mấy hàng chậu sứ túy lan lớp đất phủ lần vỏ sò cùng hòn cuội trắng, chủ nhân như sống một cảnh đời mới. Rồi lan kia như cảm tình người tri kỷ, ngày một thêm hoa và chả mấy chốc chủ nhân phải lùi lầu trang về một mé huê viên, nhường nơi đất tốt cho cỏ quý nẩy ngọn thêm cành.
Chủ nhân lấy luôn tên giống lan đặt làm tên biệt thự, ngụ cái ý yêu hoa và tỏ cho khách qua đường biết vườn nhà đầy cỏ lạ.
Nhớ đến lời sư Cụ chùa Quỳnh Lâm vùng tỉnh Đông dặn lại sau khi cho giống lan, mỗi bận xuân về, sớm sớm, chủ nhân lại phải cho cả vườn Túy lan say với hơi rượu thời cái vương giả hương ấy mới còn ở với người thế gian. Ngày xuân phải bón lan bằng hương rượu, chủ nhân rất lấy làm sung sướng được gần vùng cất rượu ngon có tiếng ở châu Thang là làng Vĩnh Trị…
Thiên "thảm sử Túy Lan Trang" cũng đi theo với thời gian và bị xóa nhòa trong trí nhớ người đồng thời. Ngày nay du khách đi qua vùng Ái Sơn đất Thanh Hóa, nghe thấy những danh từ "Gò Lan tạ" và "Quán cậu Hai" phải hỏi mãi mới ra nghĩa cũ. "Gò Lan tạ" là nền tảng Túy Lan Trang và là cái nơi vùi hoa lan; "Quán cậu Hai" là nơi cậu ấm Hai nghỉ ngựa trước khi gặp người ngọc chỗ lầu trang, vẫn hết sức giơ cái thân tàn chịu lấy cái gió mưa nơi đầu bến. Gò, quán kia đã ghi vào trong tâm trí khách chơi hoa một cái kỷ niệm buồn rầu. Vườn xuân lan tạ chủ; đàn đóm lập lòe nơi bến nước mà gió đêm vi vút bãi lau già...
(*) Xin vào www.Hoalanvietnam.org trong mục "Tiểu truyện về Lan"
Hương Cuội (Tiểu thuyết thứ bảy, 1935)*
Đến hồi gần đây, biết đã đủ tư cách chơi cây cảnh, cụ Kép mới gây lấy một vườn lan nho nhỏ. Giống lan gì cũng có một vài chậu. Tiểu kiều, Đại kiều, Nhất điểm, Loạn điểm, Yên tử v.v…
Chỉ trừ có giống lan Bạch ngọc là không thấy trồng ở vườn. Không phải vì lan Bạch Ngọc giá đắt mỗi rò mười đồng bạc, mà cụ Kép không trồng giống hoa này. Trong một buổi uống trà đêm, cụ Kép nói với một người bạn đến hỏi cụ về cách thức trồng cây vườn hoa.

Những cây lan kiếm cổ truyền


Tôi tự biết mình không chăm được lan Bạch ngọc. công phu lắm, ông ạ. Gió mạnh là gẫy, nắng già một chút là héo, mưa nặng hột là nẫu cánh. Bạch ngọc thì đẹp lắm. Nhưng những giống nhẹ nhàng ấy yểu lắm. Chăm như chăm con mọn ấy. Chiều chuộng quá như con cầu tự. Lầm lỡ một chút là chúng đi ngay. Những của quý vật ấy không chiụ ở lâu bền với người ta. Lan Bạch ngọc hay ưa hơi đàn bà. Trồng nó ở vườn các tiểu thư thì phải hơn.
Thiếu hẳn loài Bạch ngọc, cụ Kép đã cho trồng nhiều giống Mặc lan, Đông Lan, Trần Mộng. Giống này khoẻ, đen hoa và rò đẫy, hoa có khi đậu được đến nửa tháng và trong mười ngày, nếu chủ vuờn có quên bón tưới cũng không lụi.
Chiều hôm nay, hoa Mặc lan chớm nở.
Chiều mai, mùng một Tết, hoa Mặc lan mãn khai đầy vườn.
(*) Xin vào www.Hoalanvietnam.org trong mục "Tiểu truyện về Lan"
Lan Trần Mộng (2007)
Cây lan này được nhiều người nói truyền tụng, tuy có vẻ ly kỳ nhưng tựu trung cùng một câu chuyện như nhau. Xin hãy đọc bài viết của giáo sư Dương xuân Trinh, Cựu Chủ Tịch Hội Lan Hà Nội:
Vua Trần Anh Tông (thế kỷ XIII) trong một đêm ngủ, mộng thấy được xem một loài Địa lan rất lạ, hoa màu đỏ hồng, rất đẹp và rất thơm. Khi Người tỉnh giấc, thấy tiếc quá, nhà vua ngẩn ngơ, bần thần. Kỳ lạ thay, trong ngày hôm đó, có người mang tiến vua một chậu lan như trong giấc mộng của nhà vua… thế là loài lan quý đó đã được mang tên giấc mộng của vua Trần
Tuy vậy có nhiều người chơi lan lại gọi đây là lan Tần Mộng, cây lan trong giấc mộng của Tần Thuỷ Hoàng. Trung Quốc là nước đã phát hiện ra các loài Địa lan sớm nhất thế giới, từ thế kỷ thứ V trước Công nguyên. Tần Thuỷ Hoàng nổi danh trong thế kỷ III trước Công nguyên. Có điều kỳ lạ là các giống Địa lan của rừng Việt Nam rất ít loài hoa có mầu đỏ, mầu hồng.Trong khi đó, trong các khu rừng ở Trung Quốc lại rất phong phú. Trong cuốn "Sắc Hoa Giám Thưởng" của Lưu Thanh Dũng, Lưu Dật Bình (NXB Kỹ thuật Phúc Kiến, in vào tháng 7/2003) có giới thiệu 74 loài Địa lan Kiếm có hoa mầu đỏ, màu hồng, nhưng lại không có hoa nào mang tên Tần Mộng.
Như vậy ta tin rằng, vua Trần Anh Tông, con người anh minh, giàu lòng nhân nghĩa, coi trọng văn hoá và lập ra vườn lan "Ngũ Bách Lan Viên" (vườn 500 chậu lan) trên đồi Long Đỗ, Công viên Bách Thảo - Hà Nội. Địa lan Kiếm chỉ có mầu tím (Mặc lan), mầu lục (Thanh lan), mầu vàng (Hoàng lan), mầu trắng (Bạch lan) nên đã có mơ ước đêm ngày được có hoa lan màu hồng. Vậy loài hoa lan đó có tên là Trần Mộng có thể là đúng.
Những cây lan kiếm cổ truyền

Địa Lan Kiếm Trần Mộng được nhiều người ưa chuộng. Cánh đài, cánh hoa của loài lan này có màu hồng pha mầu cánh gián, khi hoa nở lại hơi uốn cong về phía sau, thật là duyên dáng! Hương thơm rất kỳ diệu. Ai có dịp thưởng thức hương thơm của loài lan này sẽ nhớ mãi mãi, khó quên lắm! Ngoài hai đặc tính đáng quý: hoa đẹp, hương thơm quyến rũ, Địa lan Kiếm Trần Mộng còn có các ưu thế sau: bông hoa khá to, chùm hoa có nhiều bông và cao tới 80cm, 90cm, vươn khỏi đám lá lục biếc. Mỗi năm lan có thể ra hoa được 2 vụ: Thu và cuối Đông.
Nhiều người trồng lan, thường muốn vụ lan nở đón xuân được tốt, nên đã huỷ những mầm hoa lan tháng 9. Địa lan Kiếm Trần Mộng phân nhánh nhanh và dễ nuôi, nhưng có nhược điểm lá to, dài và giòn nên dễ gãy. Người ta không xếp các chậu lan Trần Mộng ở đầu hàng các chậu lan để tránh các luồng gió mạnh.
Trong cuốn Sổ tay Người Hà Nội Chơi Lan do nhiều nhà khoa bảng, trí thức viết đã mô tả khá nhiều chi tiết của 16 cây lan như sau: Trường mặc, Mặc lùn, Mặc biên, Thanh trường, Thanh lùn, Thanh Ngoc, Hoàng Vũ, Cẩm Tố (Đại Hoàng) Hoàng Điểm, Tố Tâm (Nhất Điểm) Kim biên, Ngân Biên, Bạch Ngọc - Đại diệp (Đại Kiều) Bạch Ngọc- Tiểu diệp (Tiểu kiều) Trần Mộng, Tứ thời. (Trang 53 - 70)
Nhưng trong sách chỉ có vài hình chụp quá nhỏ và mờ khó lòng chứng minh được điều gì cả, hơn nữa sách chỉ in ra có 1500 cuốn vào cuối năm 2005 làm sao đủ cung ứng cho những người muốn tìm hiểu những cây lan này.

Những cây lan kiếm cổ truyền

Vì vậy giới chơi lan miền Bắc thiếu hình ảnh và chi tiết của các cây lan, còn giới buôn lan lại tung ra nhiều trái hỏa mù làm cho những người mới chơi muốn sưu tầm, choáng váng mặt mày không biết đâu là thật hay là giả. Hơn thế nữa một vài người lại chỉ cho mình là đúng, là được chân truyền từ mấy đời trước, nhưng cũng chỉ tả mầu sắc hoa lá chứ không hề đưa ra hình ảnh hay bằng chứng cụ thể nào cả.
Chúng tôi nghĩ rằng thú chơi lan của tiền nhân khởi sự từ những năm dưới thời Bắc thuộc, sau khi sang Trung quốc triều cống hoặc các viên chức Trung hoa đã mang sang nước ta thú vui tao nhã này. Theo sử sách Trung Hoa, vào thời đó hoa lan chỉ là những cây Lan kiếm Cym. ensifolium, Cym. sinense, Cym kanran v.v… Do đó những cây lan này có thể mang sang từ Trung quốc hoặc mọc ở trong rừng núi gần biên giới Hoa Việt.
Người Việt chơi lan có lẽ chỉ có bậc quan quyền, các bậc thâm nho hay gia đình khá giả mới có điều kiện chơi lan và số người chơi chắc hẳn cũng không nhiều. Khi vua Trần Anh Tông (1293-1314) lâp ra Ngũ Bách Lan Viên trình độ chơi lan của chúng ta chắc hẳn phải dựa vào kinh nghiệm và kiến thức của người Trung hoa. Do đó chúng ta không có sách vở nào nói đến hoa lan cho tới khi Nguyễn Tuân viết thành chuyện.
Dựa vào những sự kiện kể trên chúng tôi có những nhận xét như sau:
Từ năm 1945 trở đi nhân dân miền Bắc sống trong cảnh ly loạn của 9 năm kháng chiến chống Pháp. Tiếp theo là cuộc đấu tố loại trừ Trí, Phú, Địa, Hào, rồi 15 năm Nam Bắc phân tranh, huynh đệ tương tàn, nhân dân sống trong cảnh thiếu thốn, đói rách triền miên làm sao còn tiền, có hoàn cảnh chơi lan được.
Nhất là vào thời kỳ đó đối với người vô sản, thú chơi lan chỉ là thú vui của bọn trưởng giả, phong kiến. Có sống vào thời gian đó mới biết người ta sống trong lo sợ, phập phồng và luôn luôn sợ hãi về thành phần giai cấp như thế nào, còn ai có can đảm chơi lan.
Có lẽ dân chúng phải đợi vài năm sau thời kỳ mở cửa vào khoảng 1990 gì đó mới có điều kiện và hoàn cảnh thuận tiện để chơi lan.
Những cây lan kiếm cổ truyền
Vì vậy những giống lan do Nguyễn Tuân đề cập đến trong 2 chuyện kể trên, chắc gì còn tồn tại đến ngày nay. Nguyễn Tuân sinh ngày 10 tháng 7 năm 1910 ở xã Nhân Mục tức là làng Mọc, Hà Đông viết những truyện kể trên vào năm 1935 tức là khi 25 tuổi. Trong truyện Hương Cuội: các cụ Kép, cụ Tú, cụ Cử v.v... vào thời đó, chắc hẳn đã vào tuổi 60-70. Con cháu các cụ có lẽ sinh cùng thời với nhà văn Nguyễn Tuân, nếu còn sống năm nay cũng đã ngót nghét 100 tuổi.
Như vậy sau 45 năm dài đằng đẵng trải qua những giai đoạn cực kỳ khó khăn về ý thức hệ, về kinh tế và về cuộc chiến tranh dai dẳng, trường kỳ, những vị này dù cho có học hỏi được đôi chút kiến thức của ông cha, chắc gì đã còn sống sót và còn nhớ gì đến chuyện chơi lan mà truyền lại cho con, cho cháu. Do đó chuyện tam sao thất bản, ông nói gà bà nói vịt cũng là lẽ thường tình.
Những cây lan kiếm cổ truyền
Nhiều nguồn tin trong nước cho hay là từ năm 1984 các thương nhân Trung Hoa đã đến miền Bắc tìm mua những cây lan tiểu kiếm với giá rất cao, cũng như thuê người vào rừng núi tìm kiếm những giống lan hiếm quý. Ngược lại sau đó người Việt lại mua vào hàng ngàn chậu lan từ Trung quốc nhất là những cây lan nở hoa vào dịp Tết. Hiện nay Trung hoa và Đài Loan mỗi năm sản xuất hàng trăm ngàn cây lan nguyên giống và lai giống hay là biệt dạng của 2 giống Cymbidium ensifolium và Cymbidium sinense vì 2 giống này dễ trồng và không cần phải quá lạnh như Cymbidium kanran (Hàn Lan) hay Cymbidium goeringii v.v…
Cũng vì vậy mà những cây lan thường được người ta gọi là Cổ Truyển, hay Truyền thống có phải là những cây lan được nhập cảng từ Trung Hoa, Đài Loan hay từ đó trở về cố hương hay chăng?
Trong thời gian tới chúng tôi sẽ trích dịch một số sách của Trung Hoa và Nhật Bản như:
- Tứ quý lan tuyển tập Cymbidium ensifolium
- Xuân Lan Cymbidium goeringgii
- Lan Kiếm Tiểu diệp
- Lan Kiếm Trung Hoa (The genus of cymbidium in China)
Trong những sách này có khá nhiều hình ảnh loài lan Tiểu kiếm, xin quý vi hãy nhận diện và chỉ bảo cho chúng tôi biết có cây nào giống như những cây của mình hay không.
GHI CHÚ
Những hình ảnh trong bài này, chúng tôi xin được Hội Lan Hà Nội rộng lòng cho phép trích ra từ Cuốn Sổ Tay Người Hà Nội Chơi Lan, để mọi người cùng thưởng lãm.
Theo Caycanhthanglong.com


Đọc tiếp →

Thứ Tư, 26 tháng 12, 2012

Đặc điểm của một số trường phái Bonsai Trung Quốc

Theo quan niệm của mỗi trường phái, bonsai có những đặc điểm như sau:

1. Theo trường phái Bonsai An Huy

Đặc điểm của một số trường phái Bonsai Trung Quốc
Khu vực Huyện Hợp và Vân Nam của An Huy bốn mặt là núi vây quanh nên dân chúng ở đây đời đời kiếp kiếp trồng cây trên sườn núi để dùng cho Bonsai. Vì thế họ có kinh nghiệm phong phú về trồng trọt và tạo dáng, hình thành một phong cách nghệ thuật độc đáo, trở thành một phái gọi là phái An Huy.

Chậu cảnh phái An Huy với đặc điểm là màu xanh (thương cổ) độc đáo.
Các loại cây phái An Huy dùng là cây Mai, La Hán tùng, Hoàng sơn tùng, Hội bách, Thúy bách, Đào Quế hoa, Tử Vi, Nam thiên trúc... nhất là cây Mai nổi tiếng là "Huy Mai".
Chậu cảnh Mai trang có lục ảo, Cốt Lý Hồng và Tống Xuân Mai... là những loại cây quý. Tạo dáng Huy Mai cơ bản là thuộc loại hình quy tắc, cái độc đáo của nó là thân cây tạo dáng rất tinh xảo, đối xứng nhau.
Bonsai An Huy tạo dáng đều bắt đầu từ cây non, rồi dùng gậy cắm vào đất làm vật chống cây giúp tạo dáng. Mỗi năm tiến hành một lần, chủ yếu là uốn cong hình thể cành lớn, còn cành nhỏ thì không phải gia công.
Một chậu cảnh Mai Huy từ lúc đánh rễ cho đến khi định hình thường phải trải qua 10 năm. Đặc điểm của nó không phải là gửi mà cũng là cả già (lão) nữa...
Mai Huy tạo dáng có các loại:


a. Loại Du Long cũng gọi là Long cảnh
Thân cây từ rễ đến ngọn uốn dần thành hình chữ "S" nom tựa Rồng lượn. Hai bên cành trái và phải đều đặt vào chỗ lõm thân cây hình thành hình chữ "S" cong lên. Trái phải đối xứng bằng nhau.
b. Loại Tam đài (3 bậc)
Thân cây không cao, chỉ có 2,3 tầng cong. Cành lá bên trên hình thành ba phiến. Tầng thứ rõ rệt. Mỗi phiến đều hình thành hình Thủy bình (ngang bằng) hay bán cầu.
c. Loại Tý Can

Đem bổ cây Mai thô không thành hình hoặc bị già yếu, lấy đi các chất gỗ trong thân cây mà chỉ giữ lại lớp vỏ cùng mấy cành cây đợi chỗ vết thương mủn ra rồi mới ghép cành lá vào với ý nghĩa cây khô đón xuân đến.
Dùng các loại hình dáng cây khác còn có các kiểu xoáy, bình phong... Ngoài tạo dáng kiểu quy tắc ra, Bonsai An Huy cũng có các loại cây cảnh dạng tự nhiên, thân cây hơi cong còn các cành đều dùng phương pháp tạo dáng cắt trả để mô phỏng hình dáng cây thiên nhiên, tạo dáng hoàn mỹ.
2. Theo trường phái Bonsai Thượng Hải

Đặc điểm của một số trường phái Bonsai Trung Quốc

Bonsai Thượng Hải là trường phái nghệ thuật Bonsai thành phố Thượng Hải.
Bonsai chậu cảnh tự nhiên phóng khoáng, quy cách hình thức muôn hình muôn vẻ: có loại Bonsai nhỏ, cũng có loại Bonsai siêu nhỏ. Cách chăm sóc là từ lúc nhỏ, cũng có loại đào trên núi mang về chăm sóc. Tạo dáng đều dùng phương pháp "Bó thô cắt nhỏ".
Trước tiên lấy giàn thép bó lại các nhánh chính, sau một năm cởi dây ra và gia công cắt tỉa. Hình thức gia công muôn hình muôn vẻ, sau khi thành hình các nhánh cây sẽ uốn cong tự nhiên, đường nét sáng sủa, các lá cây sẽ phân bổ từng ô, hình thành tự nhiên.
Căn cứ vào đặc trưng các loại cây cũng như thần sắc, vòng cây hình thành một cách tự nhiên, tránh tạo dáng mềm yếu và cứng nhắc. Phái Thượng Hải Bonsai thường thông thoáng, tầng lớp rõ rệt, biến hóa phong phú như vẽ trong tranh nên có phong cách độc đáo, riêng biệt.
Các loại cây dùng cũng phong phú ước có hơn trăm loại, thường có Ngũ kim tùng, Hắc tùng, La Hán tùng, Chân bách..
Hem.vn là địa chỉ tin cậy nếu bạn có nhu cầu về Biến dòng
Ngoài ra còn có cây Du, Phong, Tước Mai, các loại trúc Trảo tử, Hoàng Dương, Lục nguyệt sương, Nam Thiên trúc, Thạch lựu...
3. Theo phong cách Bonsai Dương Châu

Đặc điểm của một số trường phái Bonsai Trung Quốc

Bonsai Dương Châu lấy trung tâm là Dương Châu tiêu biểu cho phong cách Bonsai khu vực phía Bắc Giang Tô.
Chậu cảnh Bonsai Dương Châu có đặc điểm lấy quấn để tạo dáng đều phải gia công từ lúc còn non.
Căn cứ vào nét họa "chi vô thốn trực" đem cành uốn hình con rắn, dày một tấc ba vòng, khiến cành lá cắt bó thành hình vân phiến (mảnh mây) cực mỏng. Thân cây thành hình xoắn ốc cong lại. Cây có hình bậc thang 1 - 3 tầng và nhiều tầng.


Chậu cảnh Bonsai Dương Châu thường rải sỏi trong chậu gọi là điểm thạch. Lấy sỏi đá so sánh với thực vật làm cho cây có khí thế ngút trời, đồng thời tăng thêm dáng vẻ tự nhiên.
Bonsai Dương Châu còn 1 loại đặc biệt là kiểu Thủy hạn, nghĩa là trong chậu cảnh có một phần đất, còn 1 phần là nước. Carpet.com.vn là địa chỉ có Giá giấy dán tường cao cấp rẻ nhất mà mình từng vào, mặt hàng lại chất lượng nữa.Như vậy có sơn thủy lại trồng cây nên rất được ưa chuộng.
Cùng với loại này còn có loại Hạn bồn thủy ý dùng đá cuội nhỏ để thay cho nước chảy, tuy không trữ nước song có cảm giác như nước chảy.
Loại cây gồm chủ yếu với cây Tùng, Bách, Du, Dương (Trảo tử Hoàng dương) và La hán tùng, Nghênh Xuân, Lục nguyệt sương v.v..
Bonsai truyền thống Dương Châu còn có loại hòn non bộ, loại treo và loại treo rễ cây.
4. Theo phong cách địa phương của Bonsai Tô Châu

Đặc điểm của một số trường phái Bonsai Trung Quốc

Bonsai Tô Châu lấy thị trấn Tô Châu làm trung tâm, tiêu biểu cho phong cách Bonsai khu vực phía Nam tỉnh Giang Tô. Hình thức truyền thống của trang cảnh là lấy quy tắc làm chủ. Tạo dáng điển hình là thân cây đứng có 6 đài ba thác một đỉnh.
Toàn bộ lấy quấn làm chính và cần tới hơn 10 năm thì quá trình gia công mới hoàn thành.


Chậu cảnh Tô Châu lấy Bonsai cây cảnh là chính, phần lớn là đào các cây cổ ở núi, rồi ghép thêm cành vào dùng phương pháp chỉnh hình "quấn thô cắt nhỏ" hình thành.
Các loại cây gồm các loại cây có lá như Tước Hải, cây Du, Tam giác phong, Thạch lựu và Mai.
Chậu cảnh Bonsai Tô Châu có hình thức truyền thống là loại Bình phong, Thuận phong, Thùy kỷ thức và Bế can thức...
Mấy năm gần đây, chậu cảnh Tô Châu phái đã phá vỡ phương pháp truyền thống lấy thiên nhiên làm đẹp, phản đối tạo dáng mềm mại, dùng quấn là chính trở thành dùng cắt là chính, lấy quấn làm cơ bản.
5. Theo phong cách Bonsai Tứ Xuyên

Đặc điểm của một số trường phái Bonsai Trung Quốc

Bonsai Phái Tứ Xuyên lấy Thành Đô làm trung tâm, tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật Bonsai tỉnh Tứ Xuyên.
Bonsai Tứ Xuyên phái có những quy tắc phong phú đa dạng, có nhiều danh mục và mỗi thứ lại có cách luật riêng. Thân cây và cành cây ngay lúc nhỏ phải uốn cong với các cách khác nhau, thường chú trọng cấu đồ không gian lập thể.
Các kiểu Bonsai có kiểu "treo buộc", treo vuông, treo đối nhau, rồng cuộn tam loan cửu đáo, đại loan tùy chí. Phần rễ đều dùng nhiều loại rễ giao nhau hay rễ treo lộ trảo. Các loại giống cây dùng cho Bonsai là Kim thiên tử, Thiếp canh hải đường, La hán tùng, Lục nguyệt sương, Mai, Thạch lựu, Trúc U...
Mấy chục năm nay, Bonsai Tứ Xuyên dựa trên cơ sở truyền thống, sáng tạo ra một loạt các kiểu dáng tự nhiên có màu sắc tự nhiên.

6. Theo phong cách địa phương của Bonsai Lĩnh Nam

Đặc điểm của một số trường phái Bonsai Trung Quốc

Bonsai phái Lĩnh Nam lấy Quảng Châu làm trung tâm, tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật Lưỡng Quảng (Quảng Đông và Quảng Tây).
Những nhà làm Bonsai đã dùng cảnh sắc "nhấp nhô chập chùng" để sáng tạo ra phương pháp tự hình "cắt tỉa". Loại chỉnh hình này có tỉ lệ thích đáng giữa cành và lá, trên dưới đều nhau, chú trọng đường cong ở rễ, thân và cành. Cây có dáng tự nhiên không gò bó. Mặc dù do bàn tay người tạo ra song đem lại sự hưởng thụ cái đẹp thiên nhiên hình thành một phong cách độc đáo.
Hình thức thường thấy của Bonsai Lĩnh Nam là hình đại thụ, thân cây chắc khỏe, rễ cây sum xuê, lá mọc rậm rạp.


Bonsai Mộc Miên thân cây mộc thẳng, cành bên bằng nhau.
Loại Bonsai kiểu vách núi chia ra loại toàn bộ và một nửa; song đều dùng cách chiết cành ghép thân nên có dáng khỏe mạnh.
Bonsai loại rừng cây gồm ba cây trở lên hợp thành, mô phỏng cảnh rừng rậm có không khí thiên nhiên.
Loại cây thì thường chọn các cây Du, Tước Hải, Cửu Lý Hương, Trà Phúc Kiến... có mầm mọc nhanh và khỏe

Theo Caycanhviet

Đọc tiếp →

Thứ Ba, 25 tháng 12, 2012

Những trường phái bonsai của Trung Quốc

Theo quan niệm của mỗi trường phái, bonsai có những đặc điểm như sau:
1. Theo trường phái Bonsai An Huy

Những trường phái bonsai của Trung Quốc

Khu vực Huyện Hợp và Vân Nam của An Huy bốn mặt là núi vây quanh nên dân chúng ở đây đời đời kiếp kiếp trồng cây trên sườn núi để dùng cho Bonsai. Vì thế họ có kinh nghiệm phong phú về trồng trọt và tạo dáng, hình thành một phong cách nghệ thuật độc đáo, trở thành một phái gọi là phái An Huy.

Chậu cảnh phái An Huy với đặc điểm là màu xanh (thương cổ) độc đáo.
Các loại cây phái An Huy dùng là cây Mai, La Hán tùng, Hoàng sơn tùng, Hội bách, Thúy bách, Đào Quế hoa, Tử Vi, Nam thiên trúc... nhất là cây Mai nổi tiếng là "Huy Mai".
Chậu cảnh Mai trang có lục ảo, Cốt Lý Hồng và Tống Xuân Mai... là những loại cây quý. Tạo dáng Huy Mai cơ bản là thuộc loại hình quy tắc, cái độc đáo của nó là thân cây tạo dáng rất tinh xảo, đối xứng nhau.
Bonsai An Huy tạo dáng đều bắt đầu từ cây non, rồi dùng gậy cắm vào đất làm vật chống cây giúp tạo dáng. Mỗi năm tiến hành một lần, chủ yếu là uốn cong hình thể cành lớn, còn cành nhỏ thì không phải gia công.
Một chậu cảnh Mai Huy từ lúc đánh rễ cho đến khi định hình thường phải trải qua 10 năm. Đặc điểm của nó không phải là gửi mà cũng là cả già (lão) nữa...
Mai Huy tạo dáng có các loại:
a. Loại Du Long cũng gọi là Long cảnh
Thân cây từ rễ đến ngọn uốn dần thành hình chữ "S" nom tựa Rồng lượn. Hai bên cành trái và phải đều đặt vào chỗ lõm thân cây hình thành hình chữ "S" cong lên. Trái phải đối xứng bằng nhau.
b. Loại Tam đài (3 bậc)
Thân cây không cao, chỉ có 2,3 tầng cong. Cành lá bên trên hình thành ba phiến. Tầng thứ rõ rệt. Mỗi phiến đều hình thành hình Thủy bình (ngang bằng) hay bán cầu.
c. Loại Tý Can
Đem bổ cây Mai thô không thành hình hoặc bị già yếu, lấy đi các chất gỗ trong thân cây mà chỉ giữ lại lớp vỏ cùng mấy cành cây đợi chỗ vết thương mủn ra rồi mới ghép cành lá vào với ý nghĩa cây khô đón xuân đến.
Dùng các loại hình dáng cây khác còn có các kiểu xoáy, bình phong... Ngoài tạo dáng kiểu quy tắc ra, Bonsai An Huy cũng có các loại cây cảnh dạng tự nhiên, thân cây hơi cong còn các cành đều dùng phương pháp tạo dáng cắt trả để mô phỏng hình dáng cây thiên nhiên, tạo dáng hoàn mỹ.

2.
Giấy dán tường cao cấp ở Carpet.com.vn là uy tín nhất đó, bạn vào mua ngay kẻo hết hàng nhé !.
Theo trường phái Bonsai Thượng Hải

Những trường phái bonsai của Trung Quốc

Bonsai Thượng Hải là trường phái nghệ thuật Bonsai thành phố Thượng Hải.
Bonsai chậu cảnh tự nhiên phóng khoáng, quy cách hình thức muôn hình muôn vẻ: có loại Bonsai nhỏ, cũng có loại Bonsai siêu nhỏ
Den voi Hoa Au ban co the thoai mai lua chon hoa trang tri cho minh, dac biet co hoa da yen thao rat dep
Cách chăm sóc là từ lúc nhỏ, cũng có loại đào trên núi mang về chăm sóc. Tạo dáng đều dùng phương pháp "Bó thô cắt nhỏ".
Trước tiên lấy giàn thép bó lại các nhánh chính, sau một năm cởi dây ra và gia công cắt tỉa. Hình thức gia công muôn hình muôn vẻ, sau khi thành hình các nhánh cây sẽ uốn cong tự nhiên, đường nét sáng sủa, các lá cây sẽ phân bổ từng ô, hình thành tự nhiên.
Căn cứ vào đặc trưng các loại cây cũng như thần sắc, vòng cây hình thành một cách tự nhiên, tránh tạo dáng mềm yếu và cứng nhắc. Phái Thượng Hải Bonsai thường thông thoáng, tầng lớp rõ rệt, biến hóa phong phú như vẽ trong tranh nên có phong cách độc đáo, riêng biệt.
Các loại cây dùng cũng phong phú ước có hơn trăm loại, thường có Ngũ kim tùng, Hắc tùng, La Hán tùng, Chân bách... Ngoài ra còn có cây Du, Phong, Tước Mai, các loại trúc Trảo tử, Hoàng Dương, Lục nguyệt sương, Nam Thiên trúc, Thạch lựu...
3. Theo phong cách Bonsai Dương Châu

Những trường phái bonsai của Trung Quốc

Bonsai Dương Châu lấy trung tâm là Dương Châu tiêu biểu cho phong cách Bonsai khu vực phía Bắc Giang Tô.
Chậu cảnh Bonsai Dương Châu có đặc điểm lấy quấn để tạo dáng đều phải gia công từ lúc còn non.
Căn cứ vào nét họa "chi vô thốn trực" đem cành uốn hình con rắn, dày một tấc ba vòng, khiến cành lá cắt bó thành hình vân phiến (mảnh mây) cực mỏng. Thân cây thành hình xoắn ốc cong lại. Cây có hình bậc thang 1 - 3 tầng và nhiều tầng.
Chậu cảnh Bonsai Dương Châu thường rải sỏi trong chậu gọi là điểm thạch. Lấy sỏi đá so sánh với thực vật làm cho cây có khí thế ngút trời, đồng thời tăng thêm dáng vẻ tự nhiên.
Bonsai Dương Châu còn 1 loại đặc biệt là kiểu Thủy hạn, nghĩa là trong chậu cảnh có một phần đất, còn 1 phần là nước. Như vậy có sơn thủy lại trồng cây nên rất được ưa chuộng.
Cùng với loại này còn có loại Hạn bồn thủy ý dùng đá cuội nhỏ để thay cho nước chảy, tuy không trữ nước song có cảm giác như nước chảy.
Loại cây gồm chủ yếu với cây Tùng, Bách, Du, Dương (Trảo tử Hoàng dương) và La hán tùng, Nghênh Xuân, Lục nguyệt sương v.v..
Bonsai truyền thống Dương Châu còn có loại hòn non bộ, loại treo và loại treo rễ cây.

4. Theo phong cách địa phương của Bonsai Tô Châu

Những trường phái bonsai của Trung Quốc

Bonsai Tô Châu lấy thị trấn Tô Châu làm trung tâm, tiêu biểu cho phong cách Bonsai khu vực phía Nam tỉnh Giang Tô. Hình thức truyền thống của trang cảnh là lấy quy tắc làm chủ. Tạo dáng điển hình là thân cây đứng có 6 đài ba thác một đỉnh.
Toàn bộ lấy quấn làm chính và cần tới hơn 10 năm thì quá trình gia công mới hoàn thành.
Chậu cảnh Tô Châu lấy Bonsai cây cảnh là chính, phần lớn là đào các cây cổ ở núi, rồi ghép thêm cành vào dùng phương pháp chỉnh hình "quấn thô cắt nhỏ" hình thành.
Các loại cây gồm các loại cây có lá như Tước Hải, cây Du, Tam giác phong, Thạch lựu và Mai.
Chậu cảnh Bonsai Tô Châu có hình thức truyền thống là loại Bình phong, Thuận phong, Thùy kỷ thức và Bế can thức...
Mấy năm gần đây, chậu cảnh Tô Châu phái đã phá vỡ phương pháp truyền thống lấy thiên nhiên làm đẹp, phản đối tạo dáng mềm mại, dùng quấn là chính trở thành dùng cắt là chính, lấy quấn làm cơ bản.
5. Theo phong cách Bonsai Tứ Xuyên

Những trường phái bonsai của Trung Quốc

Bonsai Phái Tứ Xuyên lấy Thành Đô làm trung tâm, tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật Bonsai tỉnh Tứ Xuyên.
Bonsai Tứ Xuyên phái có những quy tắc phong phú đa dạng, có nhiều danh mục và mỗi thứ lại có cách luật riêng. Thân cây và cành cây ngay lúc nhỏ phải uốn cong với các cách khác nhau, thường chú trọng cấu đồ không gian lập thể.
Các kiểu Bonsai có kiểu "treo buộc", treo vuông, treo đối nhau, rồng cuộn tam loan cửu đáo, đại loan tùy chí. Phần rễ đều dùng nhiều loại rễ giao nhau hay rễ treo lộ trảo. Các loại giống cây dùng cho Bonsai là Kim thiên tử, Thiếp canh hải đường, La hán tùng, Lục nguyệt sương, Mai, Thạch lựu, Trúc U...
Mấy chục năm nay, Bonsai Tứ Xuyên dựa trên cơ sở truyền thống, sáng tạo ra một loạt các kiểu dáng tự nhiên có màu sắc tự nhiên.
6. Theo phong cách địa phương của Bonsai Lĩnh Nam

Những trường phái bonsai của Trung Quốc

Bonsai phái Lĩnh Nam lấy Quảng Châu làm trung tâm, tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật Lưỡng Quảng (Quảng Đông và Quảng Tây).
Những nhà làm Bonsai đã dùng cảnh sắc "nhấp nhô chập chùng" để sáng tạo ra phương pháp tự hình "cắt tỉa". Loại chỉnh hình này có tỉ lệ thích đáng giữa cành và lá, trên dưới đều nhau, chú trọng đường cong ở rễ, thân và cành. Cây có dáng tự nhiên không gò bó. Mặc dù do bàn tay người tạo ra song đem lại sự hưởng thụ cái đẹp thiên nhiên hình thành một phong cách độc đáo.
Hình thức thường thấy của Bonsai Lĩnh Nam là hình đại thụ, thân cây chắc khỏe, rễ cây sum xuê, lá mọc rậm rạp.
Bonsai Mộc Miên thân cây mộc thẳng, cành bên bằng nhau.
Loại Bonsai kiểu vách núi chia ra loại toàn bộ và một nửa; song đều dùng cách chiết cành ghép thân nên có dáng khỏe mạnh.
Bonsai loại rừng cây gồm ba cây trở lên hợp thành, mô phỏng cảnh rừng rậm có không khí thiên nhiên.
Loại cây thì thường chọn các cây Du, Tước Hải, Cửu Lý Hương, Trà Phúc Kiến... có mầm mọc nhanh và khỏe.

Theo CCV

Đọc tiếp →

Thứ Hai, 24 tháng 12, 2012

Kỹ thuật làm cho lá đa, lá sung nhỏ lại

Đây là hai loại cây có bộ gốc, rễ, thân cành rất đẹp. Song bộ lá của chúng lại quá to. Vì vậy phải có cách làm lá nhỏ lại khi trồng trong chậu. Đối với cây đa có sức sống và chịu hạn tốt. Để cho lá cứng, già đều, hãy lấy kéo cắt bỏ toàn bộ lá trên cây, còn phần cuống để lại.

Kỹ thuật làm cho lá đa, lá sung nhỏ lại
Sau vài ngày cuống lá sẽ rụng gần hết.
Carpet.com.vn là địa chỉ có Giá Thảm trải sàn rẻ nhất mà mình từng vào, mặt hàng lại chất lượng nữa.
Phải tạm dừng tưới nước cho cây. Chỉ một vài tuần sau, lá mầm ở các mắt lá sẽ nhú ra. Nếu trời mưa phải bê chậu cây vào nhà hoặc che đậy để nước mưa không vào bồn. Khi lá non xoà ra gặp môi trường khô khan, thiếu nước sẽ nhỏ đanh lại, to nhất cũng chỉ bằng lá si
HoaAu.com se huong dan ban cach cham soc da yen thao de trang tri ban cong, lam dep cho ngoi nha cua ban
Chờ toàn bộ lá trên cây già, có màu xanh thẫm, bắt đầu chăm bón, tưới nước bình thường, giữ cho bộ lá xanh quanh năm.

Kỹ thuật làm cho lá đa, lá sung nhỏ lại



Đối với cây sung
: Cũng bắt đầu bằng việc cắt bỏ lá như cây đa. Nhưng do sung không chịu hạn nên ta vẫn phải tưới nước. Khi mầm lá nảy ra, được 2-3 lá, dùng tay bấm bỏ ngọn làm cho mầm lá chùn lại, không phát triển. Lá sẽ già đanh nhỏ lại chỉ bằng ngón tay cái. Tiếp tục theo dõi khi thấy mầm ở các mắt lá cứ nhú ra độ 1-2 lá, lại tiếp tục bấm bỏ ngọn một vài lần như thế, những ngọn ra lần sau sẽ nhỏ lại, chờ cho lá già thẫm lại, tiếp tục chăm bón bình thường.

Theo Yeucaycanh.com

Đọc tiếp →

Chủ Nhật, 23 tháng 12, 2012

Đại gia bị “dắt mũi” ra sao ở làng cây cảnh giữa Thủ đô?

"Nếu xét về mặt bằng thu nhập của đất nước mình thì 1 cây cảnh mà đòi người ta tới mấy chục tỷ, mấy trăm tỷ là rất phi lý".

Mua cây cảnh tiền tỷ: Đại gia khoe "mẽ"?

Chia sẻ với phóng viên quan điểm về việc các đại gia bỏ ra cả hàng chục thậm chí hàng trăm tỷ đồng để mua một cây cảnh lâu năm, ông Hiền, Phó chủ tịch Hội làm vườn, sinh vật cảnh của xã Phù Đổng (Gia Lâm, Hà Nội) cho biết: "Có những cây người ta đòi tới 120 tỷ, 200 tỷ đồng. Nhưng trên thực tế, nếu xét về mặt bằng thu nhập của đất nước mình thì 1 cây cảnh mà đòi người ta tới mấy chục tỷ, mấy trăm tỷ nghe rất phi lý vì nó quá lớn, kể cả với cả 1 "đại gia". Khi giá trị được "thổi" lên như vậy thì thành ảo".

Đại gia bị

Vườn cây cảnh của bà Hồng (Thôn Phù Đổng I, xã Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội)

Tuy vậy, ông Hiền cũng thừa nhận: "Với những người tiền bạc dư thừa, có khoảng vài trăm tỷ trong tay thì việc bỏ ra vài chục tỷ để mua một cây cảnh là điều hết sức bình thường".

Theo đánh giá của ông Hiền, những người dám chi tiền tỷ ra mua cây thì có lẽ "đồng tiền kiếm được của họ quá dễ dàng và biết đâu là bất chính".

"Bình thường để một ai đó bỏ đồng tiền mồ hôi nước mắt lao động của họ ra để mua một cây cả trăm triệu chắc đã khó, chứ chưa nói gì đến tiền tỷ.

Để khoe mẽ, đánh bóng tên tuổi nên nhiều "đại gia" sẵn sàng đua chen nhau trong cuộc chiến tậu cây cảnh", ông Hiền nói thêm.

Là người có kinh nghiệm hơn 20 năm chuyên chăm sóc cây cảnh, ông Hiền tiết lộ, người ta mua cây thường dựa trên tuổi, dáng, và thế của cây
Hoa da yen thao la hoa trang tri dep nhat cho ngoi nha cua ban, lich lam, trang nha theo phong cach Chau Au
Ngoài ra, với những "đại gia" kĩ tính, họ cũng sẽ xem xét tới cả chất liệu của cây.

Đại gia bị
Khi mua cây, người ta còn để ý tới cả màu da của nó

Nói cách khác, đó chính là màu da của cây.
Chuyên cung cấp các sản phẩm Thảm trải sàn chất lượng cao, giá cả phải chăng - Xem tại Carpet.com.vn.
Có những cây rất xấu, cứ bị xỉn màu, hoặc da nó xám trong khi có những cây mang màu đặc trưng cho từng vùng miền một (xanh quê, xanh Nam Điền …).

Ông Hiền nhấn mạnh: "Nhiều đại gia chẳng có thâm niên lẫn kĩ thuật chỉnh sửa cây, nhưng vẫn chơi cây. Xong rồi họ thuê những "cây kéo vàng" tới để chỉnh sửa cây thay họ. Giá thuê người kè bẹ cây không hề rẻ. Thông thường các đại gia sẽ phải tốn tối thiểu 40 - 70 triệu đồng/lần (chưa kể thưởng) cho thợ kẻ bẹ cây".

Kĩ nghệ mông má, thổi giá

Dựa trên những hiểu biết của mình, ông Hiền nói: "Theo tôi được biết, những cây cảnh đắt giá nhất hiện nay hầu hết đều trưởng thành ở miền Bắc. Tại Phù Đổng, cây đắt nhất hiện nay là cây mua chung của anh Nguyễn Văn Lợi (thôn Phù Đổng I) với cháu anh. Cây đó được trả 4 tỷ đồng rồi, nhưng họ vẫn chưa bán".

Đại gia bị
Cây cảnh đã được trả 4 tỷ đồng của ông Lợi và cháu

Qua tìm hiểu, được biết đó là một cây sanh đã hơn 50 tuổi. Về tuổi thực sự của nó, những người chơi cây cảnh lâu năm như ông Nguyễn Bá Ngơi - Giám đốc, Chủ tịch Hội làm vườn, sinh vật cảnh của xã hay chính chủ nhân hiện tại của nó cũng không dám khẳng định chắc chắn.

Ông Lợi, một trong những chủ nhân hiện tại của cây cảnh đáng giá tiền tỷ này cho hay, cây này được mua về từ cách đây hơn 7 năm. Ban đầu, ông và cháu mình chỉ bỏ ra 40 triệu đồng để mua nó. Tuy nhiên, hiện tại đã có "đại gia" sẵn sàng chi hẳn 4 tỷ đồng ra để được sở hữu nó.

"Chúng tôi chưa đồng ý bán với mức giá đó. Nói chung thì cây cảnh nó là vô giá! Càng để lâu, cây càng có giá cao. 4 tỷ đồng thì chưa thể mua được cây này đâu", ông Lợi nhấn mạnh.

Theo dantri

Đọc tiếp →

Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2012

Những thế bonsai đẹp khó tưởng tượng

.
Thảm trải sàn ở Carpet.com.vn là uy tín nhất đó, bạn vào mua ngay kẻo hết hàng nhé !.
iv>

Tạo thế cho cây bonsai đã là một quá trình vô cùng khó nhọc và gian truân, nhưng việc xây dựng cảnh quan cho hợp với thế cây sẽ tạo ra một vẻ đẹp tuyệt diệu kèm theo sự khó nhọc bội phần.

Tuy nhiên, đó là cách mà nghệ nhân Takanori Aiba người Nhật Bản đã lựa chọn để thổi hồn vào những cây bonsai của mình. Với sự đam mê cây, Aiba đã sử dụng giấy, nhựa, thạch cao, sơn… để xây dựng những thành phố nguy nga lộng lẫy quanh những chậu cây bonsai kì công của mình.

Tạo thế bonsai cần sự kiên nhẫn nhưng việc xây dựng những thành phố với các tòa lâu đài nguy nga, những cối xay gió, bậc thang dài, những ngọn hải đăng… cho phù hợp với thế cây lại cần sự tỉ mỉ và khéo léo không kém.

Để có được những tuyệt phẩm như thế, nghệ nhân Aiba đã phải bỏ ra 10 năm làm việc miệt mài tỉ mẩn bên những chậu cây nhỏ, hoàn thành từng chi tiết dù là bé nhất. Trên trang web cá nhân, Aiba mô tả đó là một hình thức nghệ thuật để thể hiện sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên trong một thế giới thu nhỏ.

Được đào tạo về hội họa và kiến trúc, người đàn ông từng làm họa sĩ cho tạp chí thời trang Popye của Nhật Bản đã vận dụng tri thức, kinh nghiệm và cả tâm trí của mình để tạo nên những chậu cây cảnh ba chiều nghệ thuật.

Nghệ thuật tạo thế cây bonsai bao gồm các kĩ thuật cắt tỉa, làm rụng lá, ghép cành, tạo thế… để cho chúng trở nên giống với cây trưởng thành, nhưng có kích cỡ nhỏ hơn rất nhiều. Nếu xét về tuổi, những cây bonsai có thể sống rất nhiều năm, nhưng do điều kiện sinh trưởng và tác động của con người, hình dáng của chúng vẫn rất còi cọc và nhỏ bé.

Những thế bonsai đẹp khó tưởng tượng

Những tòa lâu đài kì vĩ được xây dựng theo dáng một cây bonsai tuyệt đẹp.

Dưới đây là những thế bonsai tuyệt đẹp mà nghệ nhân Takanori Aiba mất hàng chục năm để tạo thành.

Những thế bonsai đẹp khó tưởng tượng

Chúng được bảo vệ trong một lồng kính trong suốt nhằm tránh tác động từ bên ngoài.

Những thế bonsai đẹp khó tưởng tượng

Việc xây dựng những công trình được đan xen với thế cây sao cho phù hợp nhất.

Những thế bonsai đẹp khó tưởng tượng

Những tòa lâu đài kì vĩ được nghệ nhân Aiba làm rất tỉ mỉ.

Những thế bonsai đẹp khó tưởng tượng

Nhìn vào những công trình của Aiba, người ta dễ dàng nhận thấy tài năng cũng như sự sáng tạo của ông.

Những thế bonsai đẹp khó tưởng tượng

Chúng mang những vẻ đẹp và sự kì công ngoài sức tưởng tượng của rất nhiều người khi được nhìn thấy.Những thế bonsai đẹp khó tưởng tượng

Nó cũng thể hiện sự kiên trì bền bỉ của người tạo ra những kiệt tác bonsai.

Những thế bonsai đẹp khó tưởng tượng

Những tác phẩm thực sự thể hiện được ý tưởng lớn của người nghệ nhân.

Theo CCTL

Đọc tiếp →

Thứ Ba, 18 tháng 12, 2012

Kỹ thuật uốn cành mềm sử dụng dây mềm và dây đồng

.
Carpet.com.vn là địa chỉ có Giá Thảm trải sàn rẻ nhất mà mình từng vào, mặt hàng lại chất lượng nữa.
iv>

Một số loài cây có sự phát triển cành dẻo và dễ uốn cành dày 1cm, tạo điều kiện cho ta dùng dây kim loại mềm và đàn hồi (dây đồng) để đưa hướng của cành đó đúng như ý muốn. Ta có thể thực hiện bằng cách sử dụng các kỹ thuật cuốn dây đơn giản..

Tuy nhiên, nó cũng là cách chứa mối nguy cơ hỏng cành, hư hại có thể xảy ra cho chi nhánh và vỏ cây do dây đồng gây ra.

Kỹ thuật uốn cành mềm sử dụng dây mềm và dây đồng

Cây Sồi làm mẫu

Đây là một cây sồi , cành của nó khá dễ uốn, nhưng nó có vỏ mỏng dễ bị tróc bởi dây đồng
Sua ong chua Uc cua Thegioiduocpham.vn giup co the tang cuong qua trinh trao doi chat, giu gin sac dep, chong lao hoa
Tương tự như cây sồi, nhất là cây lá kim: thông, bách xù ...và cả sanh, si, đa có cành dễ uốn có thể sử dụng phương pháp này.
Sồi - loài cây sớm rụng lá, sinh sống trong khu vực từ các vĩ độ hàn đới tới khu vực nhiệt đới, sức tăng trưởng khá tốt, cành khá dẻo cho phép uốn với góc độ lớn (nhưng quá lớn sẽ bị gãy).
Cành phía trước ảnh to khoảng 1cm đường kính, nó mọc hướng về phía trước thay vì hướng về bên phải. Vì thế ta cần uốn nó hướng về bên phải. Các mũi tên đỏ trong hình là hướng cần uốn tới vị trí mới.

Kỹ thuật uốn cành mềm sử dụng dây mềm và dây đồng

Kỹ thuật uốn cành mềm sử dụng dây mềm và dây đồng

Phần gạch đứng song song là cành đã được

Để bảo vệ vỏ cành ta cuốn chặt cành bởi dây mềm, kín nhất phần sẽ bị uốn: sử dụng dây bẹ, ngâm dâytrong nước 30 phút, sau đó cuốn kín, nhiều lớp xung quanh cành quá điểm sẽ uốn cho tới đầu cành
Hoa da yen thao giup ngoi nha cua ban ngap tran suc song, HoaAu.com la dia chi tin cay cua ban
Nên sử dụng dây dài thay cho việc gồm nhiều đoạn dây ngắn. Cuốn xong, ta làm ướt toàn bộ, như thế sẽ dễ thao tác uốn. Tiếp ta dùng dây đồng lấy thân hoặc cành to hơn làm điểm bắt đầu, cuốn chặt ra phía cành sẽ uốn, như thế để đảm bảo cành được bảo vệ do lực căng khi uốn bị phân tán ra cả cành thay vi tại điểm uốn.

Kỹ thuật uốn cành mềm sử dụng dây mềm và dây đồng


Trước hết, ta dùng 1 tay nắm chặt gốc điểm uốn để cố định và làm điểm tựa, tay kia cầm phần cành cách điểm uốn 1 chút, uốn từ từ sang các hướng khác nhau từ góc độ nhỏ, tăng dần góc tạo độ dẻo tại điểm uốn. Hãy lắng nghe âm thanh phát ra từ điểm uốn, đảm bảo xem có thể uốn tiếp vối góc độ lớn hơn không. Nếu có bất kỳ sự nghi ngờ, để an toàn ta nên dừng và định vị trí tại đó. Nếu chưa đúng vị trí ý muốn, có thể để sau 1 thời gian khi cành đã định vị lần 1, ta tiếp tục uốn gò lần 2...
Để định vị cành ở vị trí mới, ta sử dụng chính độ cứng của dây đồng hoặc dùng dây căng kéo, cọc ghim cành định vị.

Kỹ thuật uốn cành mềm sử dụng dây mềm và dây đồng

Định vị cành mới

Sau khi hoàn tất, cành bị uốn ít nhiều bị tổn thương, ta cần phái chăm sóc thúc đẩy sự phát triển của cây, để cành được chữa lành.
P/S: Cách này có 1 khuyết điểm: điểm đầu của dây động cuốn trên thân cây (hoặc cành to) chưa được bảo vệ và khi sử dụng dây kim loại, sau một thời giain cây phát triển to hơn sẽ để lại vết hằn theo hình cuốn của dây, việc sử dụng dây bẹ cuốn khó khăn khi gỡ bỏ, có thể gây hại là gãy nhánh khi gỡ.
Đơn giản hoá nó hơn, ta dùng dây băng cách điện, sẵn có, tiện, dễ gỡ bỏ, xem hình:

Kỹ thuật uốn cành mềm sử dụng dây mềm và dây đồng

Sử dụng băng cách điện

Theo Yeucaycanh.com

Đọc tiếp →

Chủ Nhật, 16 tháng 12, 2012

Hoàn thiện cho cây cảnh bằng việc ký đá

Một cây cảnh nghệ thuật đã hoàn chỉnh nếu được ký đá và thả nước thì giá trị sẽ tăng lên rất nhiều so với trồng trên đất. Mặt khác còn có tác dùng kìm hãm sự phải triển của cây, giảm công tưới nước và mãi mãi không cần sang chậu.

Hoàn thiện cho cây cảnh bằng việc ký đá

Kinh nghiệm tôi đã chuyển từ cây đang trồng trên đất sang cây trồng ký đá thả nước như sau:

  • Nhấc (bứng) cây đang trồng ở chậu đất ra, tranh đứt, dập rễ (nếu đất khô nên tưới chút nước). Sau đó bạn đưa bệ cây lên một tấm bê tông đổ mỏng hoặc dày tùy theo bầu đất của cây to hay nhỏ. Làm sao khi đặt bầu câu cả đá và bê tông không bị gãy. Bầu đất dày quá thì bỏ bớt phần đáy đi. Tiếp đó bạn dùng một que tre lựa khoét những chỗ đất rỗng không có rễ cây rồi chọn những viên đá sao cho vừa chỗ rỗng đó đưa vào bầu cây sao cho hợp lý, nhìn bề ngoài như cây đã bám đá từ lâu năm rồi
    Sua ong chua Uc cua Thegioiduocpham.vn giup co the tang cuong qua trinh trao doi chat, giu gin sac dep, chong lao hoa

    Mình đang cần mua Thảm trải sàn hàn quốc may quá mình tìm được những sản phẩm rất đẹp tại Carpet.com.vn.
    Còn xung quanh của bệ cây, bạn chọn những viên đá có hình thù đẹp, xếp kín sau khi xếp xong không nhìn thấy tấm bê tông nữa.
  • Các bạn dùng xi mang gắn tất cả nhwung viên đá quah bệ thành một khối trông như một viên đá liền.
  • Khi xi măng đông kiết, bạn pha màu làm sao cho giống màu đá, dùng chổi lông quét vào những vết xi mang gắn giữa các viên đã cho dồng màu rồi để hai ngày cho xi mang rắn lại.
  • Khênh cả tấm bê tông đó đặt vào bể nước, đặt làm sao khi đổ đầy bể mà nước chỉ chớm đến mặt trên của tấm bê tông (tránh ngập nhiều) để cây không bị úng nước, vì cây đang ở cạn, ngâm nước ngay dễ bị thối rễ
    Chung toi la dia chi ban hoa da yen thao dep nhat, gia tot nhat tren thi truong. HoaAu.com
    Sau 3 đến 5 tháng rễ cây bám vào đá qua cá khe xuống nước lúc đó bạn ngâm thoải mái cây không bị thối rễ nữa.

Chơi kiểu này các bạn muốn di chuyển cây từ chỗ này sang chỗ khác hoặc thay bể chỉ cần nhác cả tấm bê tông, đơn giản và gọn nhẹ.
Chúc bạn thành công!

Theo Yeucaycanh.com

Đọc tiếp →

Thứ Năm, 13 tháng 12, 2012

Chơi kiểng độc

Từ lâu giới chơi cây cảnh trong cả nước đã tôn vinh cây cảnh Bình Định là số một. Không ít kiểng độc của Bình Định đã góp mặt vào những vườn kiểng nổi tiếng của cả nước và cũng không ít cây kiểng từ cả nước khi trở về tay nghệ nhân của Bình Định đã trở thành kiểng độc… Cuộc sống không ngừng được cải thiện đã hướng nhiều người tìm đến thú vui chơi cây kiểng và giờ đây trên xứ sở "đất võ trời văn" này ngày ngày vẫn nóng lên với những cuộc săn lùng kiểng độc đồng nghĩa với sự phát triển của một nét văn hóa khác...


Chơi kiểng độc

Vườn cảnh trị giá hơn 10 tỉ đồng của ông Nguyễn Văn Đạt.

Tôi có thâm niên gần 20 năm chơi cây cảnh, trong vườn từng ươm chăm đến ngàn cây, cũng có cây đáng giá trăm triệu song phải thú thật rằng sự hiểu biết của tôi về kiểng độc thật "chẳng thấm vào đâu", dẫu quanh đề tài "cây" và "cảnh" tôi đã từng làm các phóng sự "Linh hồn cổ thụ", "Đá cầm nóng lạnh", "Chăm mai sau tết" hay "Những con đường nắng"…
Đề tài "kiểng độc" quả thật là khó viết. Khó bởi Bình Định có quá nhiều vựa kiểng, quá nhiều nghệ nhân và cũng quá nhiều kiểng độc, đi làm sao hết, viết làm sao đủ. Ngay như trong giới chơi cây kiểng thành danh cũng có lắm đường. Có người bắt đầu từ sự đam mê ươm, chăm, cộng với thời gian. Có người lại chỉ đi mua cây bụi rồi về tỉa tót. Lại cũng có người chẳng bao giờ biết cầm kéo, chỉ bỏ vốn ra… mà thành vựa, thành "đại gia cây cảnh"…
Vậy thì tôi cứ viết những thứ ấy đã, như đã trải, đã thấy, đã nghe. Bao giờ biết thêm nữa, tôi sẽ viết tiếp…
Thành danh từ niềm đam mê
Mười lăm năm trước, khi mới nhập môn vào làng cây cảnh, một lần ghé thăm nhà, thấy cha tôi cứ hít hà cầm một nhánh mai đã cắt lìa chắp đi, chắp lại, tôi nói: "Đã cắt rồi thì vứt đi, cha tiếc làm gì!". Cha tôi nói: "Con chẳng hiểu đâu, cha chợt nghĩ lại, cây này có thể tạo ra một dáng khác và rất tiếc khi đã lỡ cắt mất cái nhánh này. Chơi cây cảnh điều quan trọng là nhìn ra được cái dáng cây". Mãi về sau tôi mới hiểu được sự nuối tiếc này cùng niềm đam mê sáng tạo trên cây của cha tôi.
Nhưng người chơi kiểng thành danh từ sự đam mê mà tôi phục là ông Nguyễn Ngọc Bích ở phường Trần Quang Diệu, TP Quy Nhơn.
Carpet.com.vn là địa chỉ có Giá giấy dán tường cao cấp rẻ nhất mà mình từng vào, mặt hàng lại chất lượng nữa.
Ông kể, ông mê cái đẹp của cây cỏ từ khi còn là cậu học sinh tiểu học. Mỗi lần đi học qua bờ đê, ông lại dừng mắt thật lâu trước hình dáng lạ của một cái cây dại mọc tự nhiên. Song mãi đến tuổi trung niên, khi đã sở hữu được một căn nhà có khu vườn rộng thì niềm đam mê cây cảnh của ông mới được thực hiện. Ban đầu ông ươm chăm mai. Sau 10 năm, ông quyết định chuyển đổi "cơ cấu cây trồng" từ cây mai sang cây sanh. Ông nói: "Cây mai khó chăm sóc vì thường bị sâu bệnh lại chỉ chơi mỗi năm được mươi đến mươi lăm ngày; còn cây sanh đẹp quanh năm lại dễ chăm sóc, dễ tạo dáng. Có thể nói sanh là loại cây kiểng dành chỗ rộng rãi nhất cho người sáng tạo. Nó có sức sống mãnh liệt, càng già càng đẹp, càng có giá trị…".

Chơi kiểng độc

Ông Bích với cây sanh quý.


Trong khu vườn hơn 60 cây kiểng độc của ông có chừng chục cây có giá hơn trăm triệu. Trong đó có cây đã được trả với giá gần 500 triệu đồng. Đó là một cây sanh mà ông đã từng bán đi và sau 9 năm, chạy một vòng từ Bồng Sơn ra Quảng Ngãi về lại Quy Nhơn, ông đi tìm mua trở lại với số tiền gấp 3,5 lần giá bán. Vì là người dành tâm huyết rất nhiều cho mỗi tác phẩm của mình, mỗi lần bán đi một kiểng độc là mấy đêm liền ông lại mất ngủ, thẫn thờ ra nhìn chỗ trống của cây! Ông xác tín rằng vườn kiểng của ông có số phận, có linh hồn nên khi vợ ông mất, ông đã đeo khăn trắng cho cả vườn kiểng độc suốt 100 ngày! Mới đây, có người đến tuyển chừng chục cây kiểng của ông và trả giá 2 tỉ đồng, ông đã dứt khoát lắc đầu: "Tôi chỉ có thể bán dần từng cây, nếu bán đứt một lúc chắc tôi tiếc không sống nổi". Ông Bích quả là người "chơi kiểng" đích thực!
Cũng trong giới "đại gia" kiểng độc có niềm đam mê chăm cây như ông Bích là ông Nguyễn Văn Hùng. Ông Hùng cũng bắt đầu sự nghiệp cây cảnh bằng cây mai nhưng bây giờ khu vườn của ông ở phường Nhơn Phú, TP Quy Nhơn còn có sự cân bằng 50-50 giữa cây mai và cây sanh. "Mỗi dịp tết, cây mai cũng cho tôi hàng trăm triệu", ông nói để giải thích vì sao không đoạn tuyệt với cây mai như ông Bích. Chỉ trong năm nay, ông Hùng đã bán được gần chục cây sanh thu hơn 600 triệu đồng song trong vườn của ông vẫn còn hơn chục kiểng độc khác đáng giá hơn trăm triệu. Tuy nhiên trong giới cây kiểng, người ta biết nhiều đến Nguyễn Văn Hùng bởi ông đang sở hữu cây sanh giá trị bậc nhất ở Bình Định. Cây kiểng độc này vừa được một "đại gia" vườn kiểng ở Sơn Tây trả giá 1,4 tỉ đồng nhưng ông Hùng không bán bởi "cần phải giữ thương hiệu cho cả một vườn kiểng vốn ở nơi hẻo lánh"!

Chơi kiểng độc

Cây lộc vừng 7 thân sau khi đã được Huỳnh Đăng Khoa cắt sửa.


Thương trường kiểng độc
Tôi có cậu em kết nghĩa cùng quê Nhơn Hòa, An Nhơn tên Huỳnh Đăng Khoa từ nghèo khó đi lên nhờ kiểng độc. Không có vốn liếng nhưng nhờ sự nỗ lực học hỏi và trời cho được con mắt "nhìn ra dáng cây", Khoa chuyên đi săn "cây bụi". Quanh năm Khoa đi khắp nơi lùng mua những cây cổ thụ hoang dã… về tạo dáng rồi bán. Ban đầu chỉ dám mua những cây dưới chục triệu đồng, dần dà đủ vốn Khoa đã dám mua đến những cây giá trị gần cả trăm triệu đồng.
Chính nhờ con mắt biết "nhìn ra dáng cây" mà Khoa mua một bán năm, bảy, thậm chí là mười. Trong một chuyến đi săn cây ở Gia Lai, tình cờ Khoa nhìn thấy cái đọt cây sanh trải qua mái nhà khi đang ngồi uống cà phê. Lần theo đọt cây ấy, Khoa phát giác ra bụi cây sanh nằm hoang trong một góc vườn. Hỏi, chủ nhà đáp 3 triệu, Khoa chồng tiền ngay thì chị vợ lại nâng lên thành 8 triệu, Khoa cũng gật và thuê người đào, cưa, cắt, cẩu về nhà. 3 năm sau, cây sanh giờ đã có người trả 80 triệu! Phi vụ mới nhất, Khoa "trúng" cách đây chưa đầy tháng là cây lộc vừng 7 thân mua tại một con hẻm ở đường Chương Dương, TP Quy Nhơn. Cái "bụi lộc vừng" nằm trong sân một xí nghiệp gỗ buồn bã vì thiếu nước được Khoa mua với giá 60 triệu đồng! Vậy mà chỉ sau khi cẩu về nhà, phối đá cho vào chậu đã có người đến trả 180 triệu đồng, Khoa chưa bán và đang rao trên mạng với giá 300 triệu đồng!
Vài năm gần đây, chuyện mua bán kiểng độc với giá hàng vài trăm triệu ở Bình Định không còn là chuyện hiếm
Thegioiduocpham.vn co rat nhieu san pham Sua ong chua tot lam. Cac ban Vao day de xem them chi tiet nhe
Người ta từng biết danh ông Nguyễn Nghĩa Đàn ở TP Quy Nhơn với hằng trăm phi vụ mua bán cây ở tầm trăm triệu. Mới đây, thương trường kiểng độc ở Bình Định đã xuất hiện thêm ông Nguyễn Văn Đạt, chủ doanh nghiệp Phát Đạt, ở Tuy Phước. Vốn là chủ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh đá granite, năm 2003, khi tuổi chưa tới 40, ông Đạt bắt đầu kinh doanh kiểng độc và chỉ trong vòng 6 năm vườn kiểng ở Tuy Phước của ông đã lên tới gần 200 cây, trị giá hơn 10 tỉ đồng! Mê kinh doanh cây kiểng, ông gần như đã giao hẳn việc sản xuất, kinh doanh đá granit cho em. Với tham vọng lập nên một vườn kiểng có một không hai ở Bình Định, ông Đạt đã đi khắp trong Nam ngoài Bắc để sưu tầm kiểng độc. Loại cây mà ông hướng đến vẫn là sanh, lộc vừng, me… có giá trăm triệu. Để chăm sóc vườn kiểng, ông Đạt thuê 6 người và phải trả hàng tháng 20 triệu đồng cho đội ngũ này. Ông đang cho thiết kế một website để quảng bá vườn kiểng của mình. Nguyễn Văn Đạt cho biết vừa mới bán được 5 cây sanh thu được 3 tỉ đồng! Lúc chúng tôi đến thăm vườn kiểng của ông, ngày 5.9.2009, cũng đã có người ngã giá 740 triệu đồng cho cây sanh ông mua từ Quảng Ngãi với giá 500 triệu đồng! Quả là siêu lợi nhuận!

Chơi kiểng độc

Nghệ nhân Nguyễn Văn Hùng và cây sanh số 1 Bình Định.


Phát huy lợi thế
Tại Festival Tây Sơn - Bình Định năm 2008, gian hàng triển lãm sinh vật cảnh đã gây ngạc nhiên cho giới sinh vật cảnh cả nước. Bình Định được cả nước tôn vinh là số một về chơi kiểng độc. Vì sao vậy? Tôi đã đi tìm câu trả lời ở các nghệ nhân và đã nhận được nhiều giải thích khác nhau. Người bảo rằng vì nghệ nhân Bình Định biết dung hòa được sự giao thoa của trường phái thủy mặc (Trung Quốc) và trường phải bon sai (Nhật); người giải thích rằng vì nghệ nhân Bình Định được kế thừa lối chơi cây cảnh thanh lịch từ cha ông từng sống trong một vùng văn hóa giàu truyền thống; người lại bảo vì nghệ nhân Bình Định quen với con mắt nhìn từ những cây cỏ tự nhiên sống trong thời tiết khắc nghiệt… Dù cách lý giải nào, thì nghệ nhân "nhìn ra dáng cây" của chúng ta vẫn được ngưỡng mộ hàng đầu. Việc trồng cây cảnh ở Bình Định đang dần phổ biến và đã thành phong trào "nhà nhà trồng cây cảnh"… Vậy thì có cách nào không, để Bình Định thực sự có một "nền kinh tế cây cảnh" bên cạnh việc phát triển công nghiệp và du lịch?
Theo Yeucaycanh

Đọc tiếp →

Thứ Tư, 12 tháng 12, 2012

Mẹo vặt giúp mai chiếu thủy ra hoa vào đúng dịp Tết Nguyên đán


Hoa da yen thao la hoa trang tri dep nhat cho ngoi nha cua ban, lich lam, trang nha theo phong cach Chau Au

Bạn đang cần mua Thảm trải sàn phải không? Bạn vào Carpet.com.vn nhé ! Chất lượng tốt lắm.
iv>

Loài hoa này trong điều kiện tự nhiên thuờng ra hoa vào mùa khô và nở rải rác làm nhiều đợt. Muốn điều khiển cho mai chiếu thủy ra hoa vào dịp Tết Nguyên đán, một số nghệ nhân ở vùng Thủ Đức, TP HCM đã làm cách sau:

Cách Tết khoảng 45 ngày (khoảng rằm tháng 11 âm lịch) bón cho cây mai một đợt phân (có thể dùng urê hoặc DAP, nếu đuợc loại phân NPK có tỷ lệ đạm, lân, kali tuong đối đồng đều nhau nhu loại 20-20-15 thì càng tốt).

Mẹo vặt giúp mai chiếu thủy ra hoa vào đúng dịp Tết Nguyên đán

Bạn có thể rải trực tiếp phân vào gốc cây, cung có thể hòa loãng để tuới. Nếu bón trực tiếp thì hàng ngày phải tuới cho phân tan và ngấm vào vùng rễ cây. Sau khi bón 5 ngày tiến hành ngắt ngọn và vặt hết lá, tiếp tục tuới nuớc giữ ẩm và thỉnh thoảng lại hòa loãng phân kali, phân lân tuới bổ sung.

Sau khi bón phân một thời gian thì cây mai ra đọt non, lá và nụ hoa. Cách Tết khoảng 10-15 ngày, hoa bắt đầu nở và đến Tết thì nở bông trắng xóa.

(Theo Sài Gòn Giải Phóng)

Đọc tiếp →

Thứ Ba, 11 tháng 12, 2012

Ghé thăm vườn cây cảnh của ông Thịnh - Hải Phòng


Sua ong chua Uc cua Thegioiduocpham.vn giup co the tang cuong qua trinh trao doi chat, giu gin sac dep, chong lao hoa

Carpet.com.vn là địa chỉ có Giá giấy dán tường cao cấp rẻ nhất mà mình từng vào, mặt hàng lại chất lượng nữa.
iv>

Ông Phạm Đức Thịnh
ĐT: 0983.615.689
Công ty CP Đầu tư và phát triển Sinh vật cảnh Phạm Gia
1033-1035 Ngô Gia Tự - Hải an - Hải Phòng .

Một số hình ảnh về vườn cây của Ông Thịnh:

Ghé thăm vườn cây cảnh của ông Thịnh - Hải Phòng

Ghé thăm vườn cây cảnh của ông Thịnh - Hải Phòng

Ghé thăm vườn cây cảnh của ông Thịnh - Hải Phòng

Ghé thăm vườn cây cảnh của ông Thịnh - Hải Phòng

Cây đĩa bay - Đằng Vân Thập Toàn

Ghé thăm vườn cây cảnh của ông Thịnh - Hải Phòng

Ghé thăm vườn cây cảnh của ông Thịnh - Hải Phòng

Cây Sam núi thác đổ

Ghé thăm vườn cây cảnh của ông Thịnh - Hải Phòng

Một cây sanh Nam Điền già - với cái tên "Bạch Tuộc"!!!

Ghé thăm vườn cây cảnh của ông Thịnh - Hải Phòng

Ghé thăm vườn cây cảnh của ông Thịnh - Hải Phòng

Ghé thăm vườn cây cảnh của ông Thịnh - Hải Phòng

Ghé thăm vườn cây cảnh của ông Thịnh - Hải Phòng

Ghé thăm vườn cây cảnh của ông Thịnh - Hải Phòng

Ghé thăm vườn cây cảnh của ông Thịnh - Hải Phòng

Ghé thăm vườn cây cảnh của ông Thịnh - Hải Phòng

Cây Vạn Niên Tùng

Ghé thăm vườn cây cảnh của ông Thịnh - Hải Phòng

Cây Duyên Tùng

Ghé thăm vườn cây cảnh của ông Thịnh - Hải Phòng

"Thần Vũ Hoàng Đế"

Ghé thăm vườn cây cảnh của ông Thịnh - Hải Phòng

Ghé thăm vườn cây cảnh của ông Thịnh - Hải Phòng

Ghé thăm vườn cây cảnh của ông Thịnh - Hải Phòng

Ghé thăm vườn cây cảnh của ông Thịnh - Hải Phòng

Một cây Sung

Ghé thăm vườn cây cảnh của ông Thịnh - Hải Phòng

Nguồn: Forum VNT

Đọc tiếp →